Điều Kiện Và Thủ Tục Nhập Quốc Tịch Việt Nam

  • 06/07/2024
  • Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
  • Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia có chủ quyền. Nếu một người có quốc tịch của một quốc gia thì người đó được gọi là công dân của quốc gia đó. Pháp luật về quốc tịch hiện hành đã có những quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên nếu bạn còn vướng mắc về vấn đề này bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: để được giải đáp vướng mắc.

Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Điều này được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó;

+ Đang thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam được tính từ ngày người xin nhập quốc tịch Việt Nam được cấp thẻ thường trú;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Khả năng này được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người xin nhập quốc tịch Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện (c), (d), (đ) nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định của Luật Quốc tịch - Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, những người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; hoặc có lợi cho Nhà nước Việt Nam trong trường hợp đặc biệt, có thể không phải thôi quốc tịch nước ngoài, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Ngoài ra người xin nhập Quốc tịch cần đáp ứng 1 số điều kiện sau:

+ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn.

+ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Điều 35. Luật Quốc tịch 2008 quy định:

+ Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn;

+ Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu);

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó;

+ Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú.

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam. Thời hạn: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhập quốc tịch.

+ Cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Thời hạn: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp (trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam).

+ Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời hạn: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của cơ quan Công an cấp tỉnh.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. Thời hạn: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

- Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu xét thấy họ có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Thời hạn: 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc cho nhập quốc tịch Việt Nam. Thời hạn: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Next Post Previous Post