8 Luật, Bộ Luật Có Hiệu Lực Từ Ngày 1
Thứ 4, ngày 28 tháng 12 năm 2024 - 10:29
Bộ luật Dân sự năm 2024 gồm 27 chương, 689 điều. Để bảo đảm thống nhất trong nhận thức, xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự, góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, Bộ luật quy định 8 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tất cả quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp, pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện. Các quyền này chỉ c& #243; thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không được vượt quá giới hạn thực hiện quyền dân sự.
Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự để gây thiệt hại cho người khác; vi phạm các nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của mình; hạn chế cạnh tranh hoặc để thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Quyền nhân thân của cá nhân đã được cụ thể hóa đầy đủ nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự được quy định trong Hiến pháp và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đặc biệt, vấn đề xác định lại giới tính đã được ghi nhận trong Bộ luật. Đây được xem là một bước tiến cởi mở, bắt kịp xu thế toàn cầu trong hoạt động lập pháp của Việt Nam.
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2024 gồm 20 chương với 341 điều (tăng 2 chương và 80 điều so với Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005), trong đó quy định những nội dung cơ bản như: Chính sách phát triển hàng hải; tàu biển; thuyền viên; cảng biển; vận tải biển và dịch vụ hàng hải; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường; vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và bảo hiểm hàng hải; cải cách thủ tục hành chính.
Chính sách phát triển hàng hải đã được bộ luật bổ sung quy định đầy đủ, chi tiết trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, phát triển đội tàu biển, đội ngũ thuyền viên, đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế; tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực hàng hải, nhằm định hướng và làm căn cứ cho Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể theo từng giai đoạn ph 9; hợp với thực tế phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2024 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Cùng với những quy định về tàu biển, các quy định về thuyền viên cũng được bổ sung, cập nhật theo đúng các quy định của Công ước quốc tế về lao động hàng hải (MLC 2006) của Tổ chức Lao động quốc tế, bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụ của thuyền viên, điều kiện lao động, tiêu chuẩn, chế độ của thuyền viên khi làm việc trên tàu, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của thuyền viên; trách nhiệm của chủ tàu đối với thuyền viên khi có tai nạn, sự cố . Đặc biệt là trách nhiệm đối với việc hồi hương thuyền viên, bảo đảm khắc phục tối đa tình trạng chủ tàu bỏ mặc thuyền viên khi tàu hoạt động ở nước ngoài như đã từng xảy ra trước đây.
Lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hàng hải được bộ luật điều chỉnh theo hướng ưu tiên phát triển vận tải biển, bảo hộ quyền vận tải biển nội địa cho đội tàu biển Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế...
Luật Ngân sách Nhà (NSNN) gồm 7 chương, 77 điều, giảm một chương, giữ số điều so với Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.
Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) 2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng so với Luật NSNN 2002 như: phạm vi NSNN, mức dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh, dự phòng NSNN, quỹ dự trữ tài chính, phân cấp quản lý NSNN… Trong đó, lần đầu tiên Luật NSNN quy định bội chi ngân sách địa phương và chỉ có ngân sách địa phương cấp tỉnh mới được phép bội chi. Bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định; quy định về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương. Ngoài ra, luật cũng quy định cộng đồng giám sát ngân sách. Theo đó, Mặt trận các cấp sẽ chủ trì tổ chức việc giám sát NSNN của cộng đồng. Nội dung giám sát NSNN gồm: việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN; tình hình thực hiện dự toán NSNN hàng năm; việc thực hiện công khai NSNN theo quy định.
Lần đầu tiên Luật Ngân sách nhà nước mới quy định bội chi ngân sách địa phương là một cấu phần trong bội chi ngân sách Nhà nước. Nói cách khác, bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương. Đây là điểm mới quan trọng để tăng cường kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước.
Các trường hợp thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí theo luật bao gồm: trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật và một số trường hợp đặc biệt khác...
Luật Báo chí 2024 có 61 điều, tăng 25 điều so với Luật Báo chí 1999, trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định mới.
Trong đó có 9 điểm mới như: quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học; bổ sung quy định về liên kết trong hoạt động báo chí; trách nhiệm cung cấp thông tin và quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; bổ sung, luật hóa những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; quy định v ề hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí; các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí; bổ sung một số quy định mới về cải chính, quy định cụ thể vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí.
Về quyền của nhà báo, luật quy định, khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Luật Kế toán năm 2024 gồm 6 chương, 74 điều. Luật sửa đổi một số điều với mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát chặt chẽ, liên hệ mật thiết từ người dân đến các doanh nghiệp, nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng kế toán dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch trong toàn xã hội.
Luật bổ sung các quy định, hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Các quy định mới này góp phần đảm bảo tính tuân thủ khi hành nghề kế toán của người làm kế toán, kinh doanh dịch vụ kế toán.
Luật giao Bộ Tài Chính quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Với 14 chương, 116 điều, Luật Dược (thay thế cho Luật Dược 2005) quy định các Luật quy định chính sách ưu tiên sử dụng thuốc trong nước đối với thuốc mua từ nguồn vốn nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập; quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ Y tế trong quản lý nhà nước về công nghiệp bào chế thuốc, phát triển sản xuất vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền v 224; nguồn dược liệu làm thuốc, Bộ Công Thương quản lý nhà nước về công nghiệp hóa dược; bổ sung các chính sách ưu tiên đối với thuốc generic; chính sách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.
Luật quy định nguyên tắc quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch, Nhà nước chỉ can thiệp nhằm bình ổn giá đối với thuốc thiết yếu khi giá thuốc có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội; phân công cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc.
Cơ chế quản lý giá thuốc rõ ràng hơn, đặc biệt là quy định đàm phán giá đối với thuốc biệt dược, thuốc mới, thuốc trong thời gian còn độc quyền sáng chế, đấu thầu thuốc tập trung và chính sách ưu đãi trong chọn nhà thầu là cơ sở sản xuất thuốc trong nước...
(tổng hợp)
Lượt xem: 3262 views