Dành Cho Người Mới Lái Xe Ô Tô Ở Nhật – Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Cách Lấy Bằng Lái Xe, Quy Tắc Giao Thông Ở Nhật

Việc lái xe vòng quanh nước Nhật chẳng phải việc gì khó khăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua những khác biệt cơ bản giữa việc lái xe ở Nhật với các nước khác trên thế giới, cách lấy bằng lái xe và thuê xe, những việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp và một vài kinh nghiệm dành cho các tài xế lần đầu lái xe ở Nhật Bản. Bài hướng dẫn chi tiết về các quy tắc lái xe ở Nhật này sẽ vô cùng hữu ích đặc biệt với những bạn đang sinh sống tại Nhật Bả ;n hoặc có ý định du lịch tới Nhật trong tương lai.

Có nên lái xe ô tô khi ở Nhật Bản?

Lái xe ở Nhật Bản: Những điểm khác biệt quan trọng

Bạn cần lưu ý một số điểm khác biệt quan trọng khi lái xe ở Nhật Bản từ những điểm chính như hướng di chuyển trên đường cho tới những chi tiết nhỏ hơn như khi nào thì đèn xi nhan bên phải xuất hiện tại các cột đèn giao thông. Đây đều là những chi tiết quan trọng cần phải nhớ nhưng bạn sẽ nhanh chóng thành thạo sau khi lái xe ở đây một vài ngày.

Hướng giao thông

Giao thông ở Nhật quy định lái xe về bên trái làn đường. Nếu bạn tới từ quốc gia lái xe bên phải như Việt Nam thì bạn cần phải thích nghi với việc lái xe bên trái này. Điều đó có nghĩa là tay lái sẽ nằm ở phía bên phải của xe và việc nháy đèn xi nhan/cần gạt nước cũng bị đảo bên (do đó nên ban đầu có thể bạn sẽ vài lần ấn nhầm nút cần gạt nước). Khi lái xe, rẽ sang trái là khúc cua gần, còn rẽ sang phải là khúc cua xa. Có thể bạn sẽ mất v& #224;i ngày và vài lần mở nhầm bên cửa nhưng một khi đã quen thì đây sẽ biến thành phản xạ tự nhiên của bạn. Mặc dù đây là môt trong những thay đổi lớn nhất khi bạn lái xe ở Nhật nhưng những tài xế sẽ dễ dàng vượt qua thử thách này mà thôi. 

Những quy tắc riêng trên những con đường ở Nhật Bản

Hầu hết những quy định tham gia giao thông mà bạn phải tuân thủ khi ở nước bạn đều được áp dụng khi lái xe ở Nhật Bản. Tuy nhiên, có một vài chi tiết riêng mà bạn cần lưu ý khi lái xe ở Nhật Bản. 

 
Cũng giống như với xe buýt chở học sinh ở Mỹ, khi bạn tới các đoạn giao cắt với đường sắt, tất cả các phương tiện giao thông phải coi đó như tín hiệu dừng lại. Khi tới đoạn giao cắt, hãy dừng lại quan sát cả hai chiều tàu chạy, rồi mới đi tiếp. Các tín hiệu đường sắt sẽ cho bạn biết liệu tàu có chạy qua hay không nhưng việc dừng lại này là biện pháp đề phòng trường hợp đèn tín hiệu không hoạt động hoặc bị trục trặc vì lý do nào đó. Quy tắ ;c này có vẻ làm các phương tiện giao thông bị chậm lại một cách không cần thiết, nhưng với số lượng tàu và tần suất tàu chạy dày đặc như ở Nhật, việc này sẽ giúp bạn an toàn hơn khi lưu thông qua những đoạn giao cắt này. 


Bất kể bạn đến từ quốc gia nhưng tại Nhật Bản khi gặp đèn đỏ bạn không được phép rẽ trái (cũng giống như ở các nước đi đường bên phải không được rẽ phải khi gặp đèn đỏ). Bạn chỉ có thể đi nếu nhìn thấy đèn tín hiệu màu xanh lá hoặc khi có tín hiệu mũi tên rẽ màu xanh, còn khi gặp đèn đỏ có nghĩa là dừng. 


Thoạt đầu bạn sẽ hơi bỡ ngỡ khi nhìn thấy tín hiệu này. Nếu bạn nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ nhưng có mũi tên xanh lá cây chỉ tới hướng mà bạn muốn đi thì bạn vẫn được di chuyển theo hướng mũi tên đó, còn nếu không có bạn phải dừng lại chờ đèn đỏ. Nói tóm lại, nếu có đèn hiệu mũi tên màu xanh lá cây chỉ theo hướng nào thì bạn được di chuyển theo hướng đó mà không cần quan tâm xem các đèn giao thông còn lại hiện màu gì.

Tốc độ

DPeterson / Shutterstock

Biển tín hiệu ở phía bên trái trong bức hình trên là biển báo tốc độ tối đa, còn biển báo bên phải với dòng kẻ nằm bên dưới con số là biển báo tốc độ tối thiểu (biển báo này hiếm gặp hơn). Việc hạn chế tốc độ tối đa ở Nhật Bản khá phiền toái và rõ ràng sẽ kéo dài thời gian di chuyển trên đường của bạn nhưng điều này là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trên những con đường nhỏ hẹp và ngoằn nghèo ở Nhật. Có những đo& #7841;n đường cho phép xe lưu thông hai chiều nhưng chỉ đủ rộng cho một xe lưu thông, và còn có những khúc cua gấp với các điểm mù và những hẻm khuất tầm mắt có thể có xe chạy qua. Vì thế, việc hạn chế tốc độ giúp việc lưu thông trên đường trở nên an toàn hơn và bạn sẽ có nhiều thời gian để phản ứng trong các tình huống nguy hiểm. 

Các biển báo giao thông ở Nhật Bản

Các biển báo dừng ở Nhật Bản có màu đỏ, hình tam giác và có chữ 止まれ (tomare). Đôi khi những biển báo này còn có kèm theo chữ tiếng Anh nhưng không phải biển nào cũng vậy.

Cũng giống như biển báo dừng, biển báo đi chậm đôi khi cũng có diễn giải bằng tiếng Anh, nhưng đa số các biển này chỉ có chữ tiếng Nhật 徐行 (jokou). Khi nhìn thấy biển báo này, hãy giảm tốc độ của xe xuống dưới 10 km/h để có thể dừng xe ngay lập tức nếu cần. 

Có tới tận 3 loại biển báo không được đi vào khác nhau để báo hiệu bạn không nên đi vào một con phố nào đó. Đặc biệt là trong thành phố, nơi có khá nhiều các con đường hẹp, một chiều. Nếu bạn nhìn thấy một trong những biển báo sau đây, nhớ đừng đi vào những con phố đó.

Để tránh nhầm lẫn với các biển báo cấm vào ở trên, biển báo cấm dừng/đỗ xe (hai biển báo bên trái) có thể được phân biệt bởi nền màu xanh dương. Biển báo cho phép đỗ xe màu xanh da trời ở bên phải thì hiếm hơn nhiều. Không giống như ở nhiều quốc gia khác, ở Nhật rất hiếm những con phố cho phép đỗ xe trên hè phố ngoại trừ vùng nông thôn. Nói chung, nếu bạn định đỗ xe trong thành phố thì thường phải đỗ ở những bãi xe thu phí. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tấ ;m biển ở bên phải như bức hình trên, bạn có thể đỗ xe trên phố trong một khoảng thời gian nhất định (trong trường hợp của biển báo này, bạn được phép đỗ xe tối đa 60 phút trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng tới 8 giờ tối).

Biển báo phía trên thể hiện đường một chiều. Trên những con phố này, bạn có thể thoải mái lái xe ra giữa đường mà không cần phải lo gặp các phương tiện giao thông ở chiều đối diện (tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng xe đạp thường không phải tuân theo quy định này).

Những điểm khác biệt không quá quan trọng trong việc lái xe ở Nhật Bản

Tín hiệu rẽ phải tại các cột đèn giao thông sẽ xuất hiện sau cùng chứ không phải đầu tiên

wdeon / Shutterstock

Điều này trái ngược với giao thông ở Mỹ, vì tín hiệu rẽ trái sẽ xuất hiện đầu tiên ở các cột đèn giao thông. Tại Nhật Bản, nếu bạn muốn đợi rẽ phải ở đoạn đường giao cắt, khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ thì bạn sẽ có thể rẽ phải. Chẳng việc gì phải vội vã đi qua một đoạn đường giao cắt. Do vậy, nếu bạn nghĩ rằng mình sắp bỏ lỡ đèn và định rẽ phải thì bạn cũng không cần phải tăng tốc để vượt vì bạn s̒ 9; được đi khi đèn đổi màu.

Có hai loại trạm xăng

Zambri Zakaria / Shutterstock

Ở Nhật duy trì cả hai loại cây xăng tự phục vụ và cây xăng có người bán hàng. Nếu tại đó bạn thấy ký tự katakana  thì có nghĩa là bạn có thể tự đổ xăng. Nếu bạn muốn tới cây xăng có người phục vụ, người bán hàng sẽ tới cửa kính xe và hỏi bạn về chủng loại và lượng xăng mà bạn mong muốn đổ. Nếu bạn nói “như bình thường” hoặc “đầy bình” hay “mantan” thì họ sẽ đổ đầy bình xăng cho bạn.

Bãi gửi xe sẽ khóa ô tô của bạn lại cho đến khi bạn trả phí

Yuttapol Phetkong / Shutterstock

Nếu bạn đỗ xe ở bất kỳ bãi đỗ xe ngoài trời nào (không phải garage ô tô) ở Nhật Bản, thì chiếc xe của bạn sẽ bị khóa lại cho tới khi bạn trả phí trông giữ xe. Mỗi chỗ đỗ xe có một hệ thống kim loại chờ sẵn, đợi sau khi bạn đỗ xe vào vị trí khoảng 5 phút thì hệ thống này sẽ kích hoạt và một thanh kim loại sẽ chìa ra và khóa chiếc xe của bạn lại. Nếu bạn định lái xe rời đi khi mà thanh kim loại này còn đang chắn xe, bạn sẽ làm hỏng chắn bùn của xe hoặc làm h& #7887;ng bộ phận nào đó quan trọng của xe. Đừng làm điều ngốc nghếch này. Khi bạn muốn lấy xe ra, hãy tới một quầy ki-ốt tự động nhỏ, ấn số chỗ đỗ xe của mình rồi trả tiền đỗ xe. Khi đó, hệ thống kim loại sẽ hạ thấp xuống và bạn sẽ có một khoảng thời gian nhất định để lấy xe ra ngoài. Bạn nhớ phải đưa xe đi trong khoảng thời gian này vì sau đó một lúc thì hệ thống cảm biến sẽ được kích hoạt trở lại và thanh kim loại sẽ lại được nâng lên .

Đường cao tốc có trạm thu phí rất đắt đỏ, đường không có trạm thu phí là dành cho người di chuyển hàng ngày

501room / Shutterstock

Nếu bạn phải lái trên một cung đường xa ở Nhật Bản và muốn tiết kiệm thời gian thì bạn có thể lựa chọn đi qua trạm thu phí. Trạm thu phí tại Nhật Bản được xây dựng, sở hữu và vận hành bởi công ty tư nhân nên được bảo trì rất tốt nên lái xe sẽ thấy rất tuyệt. Tuy nhiên, mức phí khi đi qua những con đường này cũng rất cao. Không như các quốc gia khác nơi mà việc lái xe là lựa chọn mất nhiều thời gian hơn nhưng tiết kiệm chi phí hơn, thì ở Nhật Bản lái xe vừa tốn nhiều thời gian mà lại vừa đắt đỏ.

Bạn thử tưởng tượng mà xem, phí cầu đường trên những đường cao tốc có trạm thu phí gần bằng với giá vé đi tàu và thậm chí là vé đi máy bay cho khoảng cách tương đương. Ví dụ, lái xe từ Tokyo đến Osaka sẽ tốn 12,000 yên và mất 5 giờ đồng hồ (đấy là trong trường hợp không bị tắc đường mà điều này thì vô cùng hiếm gặp ở Nhật Bản). Cộng thêm chi phí xăng xe thì tổng chi phí của việc lái xe sẽ còn tốn kém hơn so với việc mua một chiếc vé t& #224;u shinkansen có giá 14,720 yên để đưa bạn tới điểm đến của mình chỉ trong 2 giờ 30 phút.

Tất nhiên là nếu lái xe thì bạn hoàn toàn có thể chủ động dừng lại ở bất kỳ chỗ nào bạn muốn. Thêm vào đó, càng đông người trên xe thì việc lái xe lại càng trở nên tiết kiệm. Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào bạn cũng phải chọn các con đường có thu phí, vì ở Nhật Bản có khá nhiều đường không thu phí. Tuy nhiên, không giống như các quốc gia khác, ở Nhật Bản sẽ không có hệ thống đường không thu phí đúng nghĩa để bạn c ó thể di chuyển trên những quãng đường dài mà không phải trả bất kỳ đồng phí nào. Ở Nhật chỉ có những xa lộ và những con đường kết nối các địa điểm trong từng tỉnh và thường những con đường này chỉ dành cho những người dân trong tỉnh đi lại giữa các thành phố/ thị trấn trong tỉnh chứ không dành cho những tài xế di chuyển trên quãng đường xa. Việc lựa chọn những con đường này sẽ làm bạn tốn thời gian gấp đôi hoặc thậm chí là gấp ba so với viN 79;c đi qua tuyến đường có trạm thu phí.

Nếu bạn định lựa chọn các tuyến đường có trạm thu phí, có hai cách để bạn thanh toán phí cầu đường. Cách thứ nhất là mua vé tại chỗ: khi tới trạm thu phí để vào đường cao tốc, bạn hãy đi vào làn đường không có biển ETC, đi qua trạm và lấy vé. Khi bạn ra khỏi đường cao tốc, bạn hãy trả lại vé và trả phí (nhớ đem theo tiền mặt). Cách thứ hai là nếu bạn sử dụng thẻ ETC, thì hãy lái xe của mình vào nơi có biển ETC. Thẻ này là một hệ thống th anh toán tự động được tích hợp vào thẻ tín dụng của bạn, và thường chỉ được sử dụng bởi những người sống ở Nhật Bản lâu dài và có ý định lái xe trên đường cao tốc nhiều lần mà thôi. 

Thói quen lái xe

Lùi xe vào chỗ đỗ xe

Người Nhật được dạy cách lùi xe vào chỗ đỗ xe chứ không lái đầu xe vào chỗ đỗ rồi sau đó lùi xe ra ngoài khi lấy xe. Phần đông người Nhật đều làm như thế. Khi đỗ xe ở Nhật Bản, bạn sẽ thường xuyên thấy các chiếc xe đi quá chỗ mình muốn đỗ rồi bất chợt dừng lại và lùi xe vào đó. Nếu bạn không lưu ý điều này thì bạn có thể sẽ bị bất ngờ trong khi đang tham gia giao thông trên đường. Nếu bạn không quen lùi xe vào chỗ đỗ xe thì bạn khôn g bắt buộc phải làm điều này. Tuy nhiên, khi đỗ xe ở những nơi đông đúc, nhớ lưu ý rằng các tài xế khác sẽ thực hiện việc lùi xe vào chỗ đỗ xe như vậy.  

Nhớ sử dụng phanh tay khi đỗ xe tại Nhật

Do địa hình đồi núi ở Nhật Bản, mọi người đều được dạy phải kéo phanh tay lên khi đỗ xe trước khi bạn rời khỏi xe. Tương tự như thế bạn sẽ phải hạ phanh tay xuống trước khi khởi động xe.

Đèn cảnh báo nguy hiểm có rất nhiều tác dụng

Ở Nhật đèn cảnh báo nguy hiểm được sử dụng nhiều hơn so với các quốc gia khác. Một trong những tác dụng quan trọng nhất của đèn là để cảnh báo tài xế phía sau nếu bạn bất ngờ giảm tốc độ trên đường cao tốc (đây là điều không thể tránh khỏi khi lái xe ở khoảng cách xa vì việc tắc đường là khá phổ biến ở đây). 

Vượt ở làn bên phải

Gương màu cam là để quan sát các góc cua

Điểm này vừa có thể coi là luật vừa có thể xem như một quy tắc bạn cần nhớ khi học lái xe. Một hình ảnh mà bạn có thể nhìn thấy dọc khắp đường đi của mình là những tấm gương màu cam đặt bên đường. Các con đường ở Nhật Bản thường nhỏ hẹp, ngoằn nghèo, và điều này tạo nên vô số những điểm mù trên đường, góc cua hẹp và những bất trắc dành cho lái xe. Vì thế, ở rất nhiều các ngã rẽ và các đoạn giao cắt ở Nhật Bản, người ta s&# 7869; đặt những tấm gương cầu lồi ở các góc cua để giúp lái xe có thể quan sát góc cua và tránh bị giật mình khi thấy xe chạy ở chiều ngược lại. Những tấm gương này đặc biệt hữu dụng khi đi vào những con phố hẹp trong thành phố hoặc những đoạn đường núi với các góc cua gấp và dốc cao dễ làm khuất tầm mắt của bạn. 

Người mới lái xe, người cao tuổi, xe ô tô thuê,… tất cả đều dễ dàng nhận biết bằng nhãn dán

Ở Nhật Bản, nhìn vào những chiếc xe là người ta có thể nhận ra ngay đâu là xe do những người mới lái lái, đâu là xe do người cao tuổi, người khuyết tật lái nhờ vào những miếng dán  dán ở phía trước và phía sau xe. Ý tưởng của những miếng dán này là để cảnh báo cho các tài xế khác biết, để họ có thể thông cảm và có thái độ từ tốn hơn với những chiếc xe này (mặc dù tốt nhất là bạn luôn giữ thái độ từ tốn khi lưu thông trên đư& #7901;ng cho dù những chiếc xe xung quanh bạn là do ai lái đi nữa). Nếu bạn đổi bằng lái xe ở Nhật Bản bằng bằng lái mới lấy chưa được một năm ở một quốc gia khác, bạn cũng phải sử dụng miếng dán dành cho người mới lái trên xe của mình trong suốt năm đầu tiên khi bạn đổi bằng. Các nhãn dán và ý nghĩa của chúng như sau:

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết những chiếc xe đi trên đường dựa vào biển số xe. Biển số xe ở Nhật Bản gồm một ký tự đặt trước dãy bốn chữ số. Nếu ký tự a わ (wa) đứng ở đầu, điều này có nghĩa đây là xe đi thuê. Nếu có ký tự Y hoặc A thì chiếc xe đó thuộc về một nhân viên quân sự của Hoa Kỳ. Thêm vào đó, nếu biển số có nền màu vàng thì chiếc xe đó là loại “kei jidosha” với động cơ xe có dung tích xi lanh nhỏ hơn 600cc. Điều n& #224;y có thể không phải là thông tin cần thiết, nhưng cũng góp phần giải thích một vài điều mà bạn có thể nhìn thấy trên đường, ví dụ tại sao một số chiếc xe lại lưu thông với tốc độ chậm hơn các xe khác xung quanh nó.

Lấy bằng lái xe ô tô ở Nhật Bản

Giấy phép lái xe quốc tế

Tuy nhiên, nếu bạn có kế hoạch định cư lâu dài tại Nhật Bản, tốt nhất là bạn nên chuyển đổi sang bằng lái xe Nhật Bản càng sớm càng tốt. Theo quy định tại Nhật, bạn chỉ được sử dụng bằng lái xe quốc tế nếu bạn đã sinh sống tại quốc gia ban hành bằng lái hai tháng trước ngày xin cấp giấy phép này. Điều đó có nghĩa là nếu giấy phép lái xe quốc tế hết hạn trong khi bạn đang ở Nhật Bản thì bạn không thể chỉ xin đổi giấy phép mới rồi gửi qua đư ờng bưu điện tới Nhật được, mà sẽ phải về nước, đợi sau hai tháng mới được làm thủ tục xin cấp giấy phép mới, sau đó mới được quay lại Nhật Bản.

※Việt Nam không nằm trong các quốc gia có thể sử dụng giấy phép lái xe quốc tế ở Nhật Bản, nên nếu muốn lái xe ở Nhật, các bạn chỉ có 2 lựa chọn: một là thi lấy bằng lái xe ô tô Nhật Bản, hai là đổi bằng lái xe ô tô Việt Nam sang bằng lái xe ô tô Nhật Bản. Chi tiết về cách thức đổi bằng sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bài viết này.

Một vài lưu ý khi đổi bằng lái xe ô tô Nhật Bản

Việc làm thủ tục đăng ký đổi bằng lái ở trung tâm có thể mất khoảng nửa ngày (có thể sẽ lâu hơn khi bạn ở Tokyo). Nếu bạn tới từ một trong các quốc gia có thỏa thuận đi lại về giấy phép lái xe với chính phủ Nhật Bản, bạn chỉ cần hoàn thiện các hồ sơ và đợi in bằng lái bằng tiếng Nhật. Bạn không cần thực hiện bất kỳ việc kiểm tra sát hạch lý thuyết hay thực hành nào cả. Cụ thể, cư dân ở các nước sau đây sẽ được miễn kiểm tra sát h 841;ch bằng lái ô tô tại Nhật:

Iceland, Ireland, Mỹ (chỉ áp dụng cho bằng lái của bang Hawaii, Virginia, Washington, và Maryland), Anh, Ý, Áo, Úc, Hà Lan, Canada, Hàn Quốc, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Slovenia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, New Zealand, Na Uy, Hungary, Phần Lan, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Monaco, Luxembourg, và Đài Loan.

Tiếp theo, bạn sẽ phải làm bài kiểm tra sát hạch lý thuyết bằng một trong 11 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh. Bài kiểm tra này cũng rất đơn giản, bạn sẽ phải trả lời một loạt các câu trả lời đúng hay sai cho các tình huống lưu thông trên đường. Một số câu hỏi ví dụ như “bạn cần làm gì khi gặp đèn đỏ” hoặc “bạn có thể đỗ xe ở chỗ này hay không”? Nếu bạn đã từng lái xe trên đường, bạn sẽ trải qua phần sát hạch này một cách dễ dàng. NN 71;u bạn không yên tâm về bài thi này, bạn có thể mua cuốn sách của JAF  về các quy tắc tham gia giao thông với chi phí 1000 yên về để ôn trước.

Cuối cùng, bạn sẽ phải trải qua phần thi sát hạch thực tế lái xe và đây là phần khó nhất để lấy được bằng lái xe. Có người từng bị trượt phần thi này vài lần trước khi lấy được giấy phép lái xe. Phần thi này sẽ được thực hiện trên sa hình và bạn cần phải thuộc bản đồ sa hình và ghi nhớ đường đi trước khi thi sát hạch.

Trong phần thi này, bạn sẽ phải trải qua nhiều tình huống khác nhau trên đường, ví dụ như rẽ phải ở giao lộ, đi lên dốc, dừng xe ở đoạn giao cắt với đường sắt, thực hiện cua gấp ở đoạn đường hẹp. Sẽ có giám thị ngồi bên cạnh quan sát bạn trong quá trình thi. Điều họ muốn kiểm tra nhất trong khi bạn lái xe bao gồm việc bạn có lái về bên trái lề đường hay không, lái chậm, kiểm tra gương, điểm mù và sử dụng những tín hiệu đèn có đúng hay không. Ở các góc cua hẹp, bạn được phép để bánh xe chạm ra ngoài đường một lần, miễn là sau đó bạn điều khiển được xe quay lại đường. Các yêu cầu này thoạt nghe thì thật khó thực hiện nhưng nếu bạn lái xe chậm rãi và làm theo hướng dẫn thì việc này chẳng khác gì so với việc lái xe trên đường thực tế. Hãy cẩn thận, tự tin (nhưng đừng chủ quan) và bạn sẽ vượt qua bài thi sát hạch kéo dài 10 phút này một cách thành công. 

Lái xe ô tô

Thuê xe ô tô ở Nhật Bản

Ned Snowman / Shutterstock

Có nhiều công ty cho thuê xe lớn ở Nhật Bản. Hầu hết các công ty này đều hướng tới khách hàng mục tiêu là những du khách nước ngoài nên trang web của họ thường sẽ có tiếng Anh và cho phép khách đặt xe qua mạng. Để thuê xe ở Nhật Bản, bạn phải trên 18 tuổi và có bằng lái xe Nhật Bản hoặc giấy phép lái xe quốc tế. Tuy nhiên, việc thuê xe ở Nhật khá đắt đỏ, đặc biệt là khi so sánh với các phương tiện công cộng hoặc tàu hỏa. Nếu bạn chỉ định đi du lịch ở ; các thành phố lớn, thì tốt nhất là bạn không nên sử dụng xe ô tô.

Nếu bạn muốn di chuyển tới các địa điểm xa xôi hơn hoặc muốn tìm kiếm sự riêng tư khi đi ô tô, bạn sẽ phải tốn khoảng 5000 yên cho một chiếc xe nhỏ hoặc 15.000 yên cho một chiếc xe hạng lớn. Cộng thêm chi phí bảo hiểm (bạn nên mua bảo hiểm để tránh việc phải bỏ tiền túi ra để chi trả những khoản tiền lớn trong trường hợp xe bị hỏng hóc) và tiền xăng, chi phí thuê xe tối thiểu sẽ lên đến khoảng 8.000 yên/ngày cho một chiếc xe cỡ nhỏ. 

Một số công ty cho thuê xe lớn có chi nhánh trên toàn nước Nhật có thể kể đến như Nippon Rent a Car, Toyota Rent a Car, Times Car Rental, và  Nissan Rent a Car. Mức giá thuê xe tại các công ty này khá tương đồng và xe đều mới và có chất lượng tốt. Tuy nhiên, cũng có một vài công ty cho thuê xe giá rẻ với mức phí thuê xe rẻ hơn nhiều, mà một trong số những công ty có tiếng nhất là Niko Niko Rent a Car. Tuy nhiên, hầu hết các hãng cho thuê xe giá rẻ chi dành cho những người có bằng lái tiếng Nhật và không có thông tin bằng tiếng Anh. Vì thế, nếu bạn có thể nói tiếng Nhật và có bằng lái tiếng Nhật thì đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để tiết kiệm chi phí cho bạn.

Khi lên kế hoạch thuê xe thì bạn nhớ lưu ý thời gian trong năm và đặt sớm trước vài tháng nếu muốn có thể thuê xe di chuyển vào các ngày nghỉ lễ vì hầu hết các công ty cho thuê xe đều hết xe trong các dịp nghỉ lễ lớn ở Nhật.

Hãy lưu ý rằng hầu hết các xe thuê ở Nhật Bản đều lắp đặt định vị GPS trên xe và có hỗ trợ tiếng Anh nên sẽ giúp du khách có thể dễ dàng định hướng trên những con đường phức tạp ở Nhật Bản. 

Nếu bạn sống ở Nhật Bản thì nên thuê, mua xe hay sử dụng xe chung?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn muốn hoặc cần phải lái xe thường xuyên tại Nhật Bản, thì bạn có một vài lựa chọn sau đây:

Trước tiên, bạn có thể cân nhắc việc mua xe riêng. Nếu bạn chỉ ở Nhật Bản trong khoảng 1-2 năm, có lẽ tốt nhất bạn nên thuê một chiếc ô tô thay vì mua. Khi bạn thuê một chiếc ô tô, bạn sẽ có thể bỏ qua nhiều khoản chi phí phát sinh từ quyền sở hữu phương tiện hoặc phí đăng kiểm xe bắt buộc. Nếu bạn không ngại lái một chiếc xe ô tô đã qua sử dụng, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách đó. Nói chung, người Nhật thường không thích những món đồ đã qua s 917; dụng nên bạn có thể mua những chiếc xe đã qua sử dụng với giá rất rẻ. Hãy kiểm tra trên trang web chẳng hạn như Gulliver Frima để biết một chiếc xe đã qua sử dụng có giá rẻ như thế nào.

Nếu bạn có kế hoạch sống ở Nhật hơn 2 năm thì kể cả tính đến khả năng xảy ra động đất việc mua một chiếc xe vẫn rẻ hơn thuê xe. Quyết định cuối cùng tùy thuộc vào bạn và số tiền bạn muốn chi trả so với mức độ trách nhiệm của bạn với chiếc xe.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ thỉnh thoảng lái xe vào cuối tuần thì việc thuê hoặc sử dụng dịch vụ chia sẻ xe ô tô (car sharing) sẽ hợp lý hơn nhiều so với việc sở hữu ô tô riêng và phải trả phí đỗ xe và nhiều loại chi phí khác. Đối với những người sống ở thành phố, bạn có thể sử dụng dịch vụ chia sẻ xe ô tô của Times Car Share. Chỉ với một khoản phí nhỏ hàng tháng, bạn có thể sử dụng bất kỳ một xe nào trong số hàng ngàn xe ô tô của công ty trên toàn qu& #7889;c. Bạn có thể đặt trước một chiếc xe ở gần nơi mình sống chỉ bằng vài thao tác truy cập trang web hoặc ứng dụng và cách quét mã thành viên của mình. Phí sử dụng được tính dựa trên thời gian và quãng đường bạn lái xe bao gồm cả chi phí nhiên liệu. Nếu bạn chỉ muốn di chuyển nhanh trong thành phố hoặc lái xe đi mua sắm ở trung tâm mua sắm ở ngoại ô, đây sẽ là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Tuy nhiên, đối với các chuyến đi dài ngày, việc thuê xe kiểu tru yền thống từ các công ty chuyên cho thuê xe sẽ rẻ hơn.
Nếu bạn nghĩ bạn chỉ cần lái xe vài lần một tháng, hãy kết hợp khéo léo giữa việc thuê xe và sử dụng dịch vụ chia sẻ xe thay vì mua ô tô, điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá đó.

Trường hợp khẩn cấp: Bạn phải làm gì nếu gặp rắc rối trên đường?

Làm gì trong trường hợp xảy ra tai nạn?

Việc xử lý một vụ tai nạn ở Nhật Bản cũng tương tự như việc xử lý tai nạn ở các quốc gia khác. Quy trình được thực hiện theo những bước sau:
1. Đảm bảo tất cả mọi người đều an toàn. Nếu có người bị thương nặng, cần phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, những người điều hành xử lý sẽ kết nối cho bạn với một người nói tiếng Anh, do đó hãy giữ nguyên đường dây khi bạn đang kết nối. 

2. Thực hiện các bước để ngăn ngừa tai nạn tiếp theo bằng cách bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Nếu xe vẫn có thể sử dụng được, bạn hãy di chuyển xe sang bên trái đường. Đặt những hình tam giác phản quang hoặc pháo sáng (thường có trong cốp xe) sau xe khoảng 50m để cảnh báo những xe lưu thông trên đường tránh xa xe của bạn.  

5. Liên lạc với công ty bảo hiểm của bạn hoặc công ty cho thuê xe (trong trường hợp bạn thuê xe) để báo cho họ biết chuyện gì đã xảy ra và chuẩn bị xe tải cứu hộ (nếu cần thiết). 

Làm gì khi xe của bạn bị hỏng?

1. Bật đèn cảnh báo nguy hiểm và tấp xe vào lề đường bên trái

2. Nếu có lửa phát ra từ capo xe, hãy gọi cứu hỏa ngay lập tức bằng cách gọi số 119

3. Sắp đặt các hình tam giác phản quang hoặc pháo sáng có trong thùng phía sau xe, cách đuôi xe của bạn 50 m để cảnh báo cho những người lái xe về mối nguy hiểm của xe bạn. 

4. Liên hệ với công ty bảo hiểm hoặc công ty cho thuê xe (trong trường hợp là xe đi thuê) để báo cho họ biết chuyện gì đã xảy ra và sắp xếp xe cứu hộ.

Giờ bạn đã có xe và bằng lái, bạn sẽ đi đâu?

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Next Post Previous Post