Điều Kiện Kinh Doanh Xăng Dầu Theo Quy Định Mới Nhất Năm 2024
1. Quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu ?
Thưa luật sư, Tôi muốn kinh doanh cây xăng và đang tìm hiểu về điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay ? Xin luật sư phân tích và chỉ ra những điều kiện pháp lý để có thể kinh doanh dịch vụ này ? Cảm ơn!
...
2. Quy định về thay thế xăng RON 92 bằng xăng E5 ?
Luật Minh Khuê cập nhật thông tin về việc thay thế xăng RON 92 theo chính sách của Nhà nước
Ngày 06 tháng 6 năm 2024 Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 255/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Trong thông báo có nội dung:
Như vậy, kể từ ngày 01/1/2024 người dân sẽ sử dụng hai loại nhiên liệu là xăng E5 RON92 và xăng RON 95 cho ôtô, xe máy do chính phủ chỉ cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sản xuất, kinh doanh hai loại xăng này.
3. Thủ tục đăng ký và điều kiện kinh doanh xăng dầu ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện nay chỗ em có nhiều phương tiện giao thông vận tải mà chưa có nhà phân phối xăng dầu, em có vốn và đang có ý tưởng kinh doanh xăng dầu nhưng không biết thủ tục đăng ký kinh doanh và điều kiện như thế nào?
Mong nhận được lời tư vấn của luật sư. Em xin cảm ơn.
Bạn có thể thành lập doanh nghiệp dưới các hình thức sau:
+ Công ty cổ phần
+ Công ty TNHH (1 thành viên ; 2 thành viên trở lên)
+ Công ty tư nhân
+ Công ty hợp danh
Thủ tục như sau:
- Bạn nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh ( Chi tiết hồ sơ với từng loại hình doanh nghiệp bạn tham khảo các điều 19, 20,21 Luật doanh nghiệp 2024)
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc CQ ĐK KD xem xét tính hợp lệ hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp từ chối thì CQ ĐK KD phải có văn bản trả lời và yêu cầ bổ sung.
Bạn tham khảo quy định của nghị định 83/2014 NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu ?
Kính thưa công ty Luật Minh Khuê. Tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: Doanh nghiệp tôi chưa có 05 cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống nhưng được Petrolimex ký hợp đồng làm tổng đại lý. Vậy, doanh nghiệp tôi có được bán hàng với tư cách làm tổng đại lý của Petrolimex không? Tôi xin cảm ơn.
Theo khoản 13 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu : "Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao"
Doanh nghiệp bạn muốn được làm tổng đại lý xăng dầu thì cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
Vậy, việc Petrolimex đồng ý ký hợp đồng để doanh nghiệp của bạn làm tổng đại lý không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được kinh doanh mà bạn còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác ở trên để được kinh doanh trên thực tế. Sau khi đáp ứng các điều kiện này, doanh nghiệp bạn phải làm thủ tục theo Điều 17 Nghị định 83/2014/NĐ-CP:
về Hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 7 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Nghị định này;
- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;
- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho tổng đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.
- Bộ Công Thương có thẩm quyền khi doanh nghiệp có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Sở Công Thương có thẩm quyền cấp khi doanh nghiệp có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung;
- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 8 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận do không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
thời hạn của giấy phép: Giấy phép có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.
5. Tư vấn luật cạnh tranh: Giải quyết tình huống tăng giá trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ?
Chào luật sư, em là sinh viên mong luật sư giúp đỡ em giải đáp tình huống này ạ. Em cảm ơn! Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân dụng ở Việt Nam.
Hãng hàng không Y và Z là hai khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A ký hợp đồng dịch vụ cung cấp xăng dầu thường xuyên cho các chuyến bay của hãng Y và Z. Tháng 2/2012 do thị trường xăng dầu thế giới biến động thất thường, doanh nghiệp A đã quyết định tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu do mình cung cấp thêm 15%. Doanh nghiệp A có gửi thông báo tới hãng hàng không Y, thông báo sẽ chính thức tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu cho các chuyến bay kể từ ngày 1/4/2012. Không chấp nhận với việc tăng giá này của A, hãng Y đã gửi thông báo lại cho doanh nghiệp A, trong đó yêu cầu doanh nghiệp A không được đơn phương tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không do mình cung cấp. Tuy nhiên sáng ngày 1/4/2012, do hãng Y vẫn không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp A đưa ra, vì vậy A đã gửi công văn cho các chi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y, khiến hãng phải tạm hoãn lịch bay của tất cả các chuyến bay ngày 1/4/2012. Hãng Y đã gửi công văn lên Tổng cục h 4;ng không Việt Nam yêu cầu giải quyết, vì vậy doanh nghiệp A đã buộc phải cung cấp xăng trở lại cho các chuyến bay của hãng Y ngay trong ngày 1/4/2012.
Hỏi:
2. Hành vi của doanh nghiệp A có thể vi phạm những quy định nào của Luật cạnh tranh 2004?
3. Hãng Y chỉ gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam yêu cầu giải quyết trong trường hợp này, vậy Cục quản lý cạnh tranh có thể tham gia giải quyết vụ việc hay không? Nếu có thì trình tự thủ tục giải quyết vụ việc này sẽ như thế nào? Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì Doanh nghiệp A phải làm gì?
4. Giả sử doanh nghiệp A chính là công ty con trực thuộc hãng hàng không Z, theo anh/chị, ngoài quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và đề nghị biện pháp khắc phục nào để đảm bảo cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không ở Việt Nam.
khoản 7 Điều 3 và Điều 9 Luật Cạnh tranh năm 2024 quy định:
...
Doanh nghiệp A mặc dù có thông báo cho hãng hàng không Y nhưng chỉ thông báo sẽ chính thức tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu cho các chuyến bay kể từ ngày 1/4/2012. Không chấp nhận với việc tăng giá này của A, hãng Y đã gửi thông báo lại cho doanh nghiệp A, trong đó yêu cầu doanh nghiệp A không được đơn phương tăng giá dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không do mình cung cấp. Tuy nhiên sáng ngày 1/4/2012, do hãng Y vẫn không chấp nhận mức giá mà doanh nghiệp A đưa ra, vì vậy A đã gửi công văn cho các c hi nhánh yêu cầu từ chối cung cấp xăng cho các chuyến bay của hãng Y, khiến hãng phải tạm hoãn lịch bay của tất cả các chuyến bay ngày 1/4/2012. Doanh nghiệp A chỉ thông báo cho hãng Y về việc tăng giá dịch vụ mà không hề thông báo việc không cung cấp xăng cho hãng Y. Như vậy, hành vi trên của Doanh nghiệp A được xác định là hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo trước cho khách hàng và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
Khoản 1 Điều 77 Luật Cạnh tranh năm 2024 quy định: "Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.."
Như vậy, theo quy định trên, quyền khiếu nại là quyền của tổ chức, cá nhân nhưng khi các tổ chức, cá nhân không khiếu nại nhưng nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh thì Cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn có thẩm quyền điều tra. Do đó, dù hãng hàng không Y chỉ gửi công văn lên Tổng cục hàng không Việt Nam nhưng nếu hành vi của Doanh nghiệp A bị phát hiện thì Cục quản lý cạnh tranh vẫn có thẩm quyền tham gia giải quyết vụ việc.
Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2024 quy định: " 2. là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. ." Do đó, hành vi của Doanh nghiệp A được xác định là hành vi hạn chế cạnh tranh.
Khoản 1 Điều 60 Luật Cạnh tranh năm 2024 quy định:
Như vậy, vụ việc trên thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc:
- Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp nhận hồ sơ đồng thời thông báo cho bên bị khiếu nại.
+ Trong thời hạn quy định trên, bên khiếu nại có quyền rút hồ sơ khiếu nại và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia dừng việc xem xét hồ sơ khiếu nại.
- Nếu kết quả xem xét cho thấy không có hành vi vi phạm pháp luật thì trả hồ sơ khiếu nại, nếu có hành vi vi phạm thì tiến hành điều tra chính thức. Thời hạn điều tra căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Cạnh tranh 2024, trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn
- Trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm, điều tra viên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
- Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong các quyết định sau đây:
+ Mở phiên điều trần;
+ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
+ Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
- Sau khi mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử lý.
Sau khi giải quyết, doanh nghiệp A không đồng ý với quyết định xử lý thì có quyền khiếu nại lên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2024 quy định:
"
Như vậy, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Doanh nghiệp A phải bồi thường thiệt hại cho hãng hàng không Y.