Luật Quốc Tế Là Gì? Câu Trả Lời Đầy Đủ Nhất Từ A Tới Z!
Việc làm Quan hệ đối ngoại
Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng, nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của Luật quốc tế với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia) và khi cần thiết, được bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng ch 7871; cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của Luật quốc tế thi hành, và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.
Thông thường người ta sử dụng thuật ngữ luật quốc tế còn thuật ngữ công pháp quốc tế chỉ dùng để nhấn mạnh sự khác biệt của nó với tư pháp quốc tế. Những điểm khác nhau trong nội dung của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế được trình bày trong giáo trình tư pháp quốc tế. Ngoài những thuật ngữ kể trên, còn có những thuật ngữ sau đây: Luật quốc tế chung, Luật quốc tế khu vực, Luật quốc tế hiện đại...
1.1. Đặc điểm của luật quốc tế
Trình tự xây dựng các quy phạm luật quốc tế:
Không có cơ quan lập pháp để xây dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế.
Con đường hình thành Luật quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các tập quán quốc tế.
Những quan hệ nhiều mặt trong đời sống quốc tế: quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
- kỹ thuật,... giữa các chủ thể luật quốc tế nhưng chủ yếu là những quan hệ chính trị.
Những quan hệ này có tính chất liên quốc gia (giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và vượt ra khỏi phạm vi quốc gia).
Chủ thể Luật quốc tế là các thực thể có quyền năng chủ thể tham gia quan hệ pháp lý quốc tế đó là: các quốc gia có chủ quyền; Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập (định nghĩa, đặc điểm).
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể phái sinh của luật quốc tế (khái niệm; Đặc điểm; Vấn đề quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ); Các thực thể đặc biệt của luật quốc tế.
1.2. Vai trò của Luật quốc tế
Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể của luật quốc tế trong quan hệ quốc tế.
Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy
cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
2. Quốc gia trong luật quốc tế
Đó chính là sự công nhận của một quốc gia trên thế giới. Sự công nhận là một hành vi pháp lý - chính trị của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm thừa nhận sự tồn tại của một thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế,... của thành viên mới này, đồng thời thông qua hành vi pháp lý - chính t rị đó mà quốc gia công nhận thể hiện ý định muốn thiết lập các quan hệ bình thường và ổn định với thành viên mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
- Công nhận quốc gia mới, công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.
- Công nhận chính phủ mới (chính phủ de facto), công nhận người đại diện hợp pháp của chủ thể luật quốc tế.
- Điều kiện để công nhận chính phủ de facto.
- Đủ năng lực để duy trì và thực hiện quyền lực quốc gia trong một thời gian dài. Tự quản lý mọi công việc của đất nước.
- Có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ quốc gia một cách độc lập.
Vấn đề kế thừa quốc gia trong luật quốc tế: Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế đối với một lãnh thổ nào đó.
Những cơ sở để làm phát sinh quan hệ thừa của quốc gia đó là:
Do thắng lợi của cuộc CMXH do hợp nhất quốc gia; Do sự phân chia quốc gia thành hai hay nhiều quốc gia mới; Do có sự chuyển nhượng, sáp nhập, trao đổi một phần lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác;...
Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp - Thực tập
3. Luật ngoại giao và lãnh sự
Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng các thành viên của các cơ quan này, đồng thời cũng điều chỉnh các vấn đề về quyền ưu đi và miễn trừ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ cùng thành viên của nó.
- Nguyên tắc của luật ngoại giao lãnh sự là: Bình đẳng không phân biệt đối xử. Tôn trọng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự. Tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại. Nguyên tắc thỏa thuận. Có đi có lại.
3.1. Hệ thống cơ quan, quan hệ đối ngoại của nhà nước
Cơ quan đại diện chung: Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện (quốc hội), Chính phủ và người đứng đầu chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Cơ quan đại diện chuyên ngnh: các Bộ và cơ quan ngang Bộ cũng như các Uy ban Nhà nước trong những lĩnh vực chuyên môn ...
-Ngoài nước: Cơ quan đại diện ngoại giao . Cơ quan lãnh sự. Phái đoàn đại diện ngọai giao tại các tổ chức quốc tế.
- Cơ quan đại diện ngoại giao: Cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của một quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại.
Sẽ được phân loại những cơ quan đại diện như sau: Đại sứ quan, công sứ quám, và cuối cùng là Đại biện quán.
Cơ quan lãnh sự là một cơ quan quan hệ đối ngoại của của một nước đặt ở nước ngoài nhằm thực hiện các chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ của nước tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia hữu quan . Khi thiết lập quan hệ ngọai giao thì bao hàm cả việc thiết lập quan hệ lãnh sự . Quan hệ lãnh sự là một loại quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại giao nhưng lại mang tính độc lập với những đặc điểm khác biệt tách khỏi quan hệ ngoạ i giao.
Trong bộ phận tổ chức của cơ quan lãnh sự, sẽ có những cấp và bộ phận sau: Cấp của cơ quan lãnh sự, Người đứng đầu cơ quan lãnh sự, Thành viên của cơ quan lãnh sự.
Tổng lãnh sự quán, đứng đầu là tổng lãnh sự. Lãnh sự quán, đứng đầu là lãnh sự. Phó lãnh sự quán, đứng đầu là phó lãnh sự. Đại lý lãnh sự quán, đứng đầu là đại lý lãnh sự. Việc xếp hạng cơ quan lãnh sự do sự thỏa thuận giữa hai quốc gia. Thực tiễn tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.
- Người đứng đầu cơ quan lãnh sự:
Người đứng đầu cơ quan lãnh sự do nước cử lãnh sự bổ nhiệm và do nước tiếp nhận lãnh sự chấp nhận cho phép thực hiện chức năng của mình.
Nước cử lãnh sự bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự bằng cách cấp bằng lãnh sự (ghi họ tên, cấp lãnh sự, khu vực lãnh sự và địa chỉ cơ quan lãnh sự) gửi bằng lãnh sự lên chính quyền nước tiếp nhận để xin giấy chứng nhận nước tiếp nhận lãnh sự cấp giấy chứng nhận lãnh sự bắt đầu thực hiện các chức năng lãnh sự.
- Thành viên của cơ quan lãnh sự:
Viên chức lãnh sự bao gồm người đứng đầu cơ quan lãnh sự (hoặc trưởng phòng lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao), lãnh sự, tham tán, bí thư lãnh sự, tùy viên lãnh sự. Thông thường viên chức lãnh sự là công dân của nước cử lãnh sự.
Nhân viên lãnh sự: những người thực hiện công việc hành chính, kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự. Nhân viên phục vụ người làm công việc phục vụ nội bộ trong cơ quan lãnh sự...
4. Sinh viên theo học ngành Luật Quốc Tế
Có thể nói Luật Quốc Tế là một trong những ngành thu hút khá là nhiều các bạn trẻ theo học vì tính hấp dẫn cũng như đẳng cấp mà ngành nghề này đem lại. Ngành học Luật quốc tế là một ngành học mang đến cho các sinh viên theo học nhiều những mối quan hệ giao lưu, hợp tác cùng với các quốc gia, mà giữa các quốc gia thì luôn cần đến một hành lang mang tính pháp lý để nhằm đảm bảo được tính ổn định và bền chặt. Cùng với đó là các công việc gắn với ngàn h học luật quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa như xã hội hiện nay.
4.1. Ngành luật quốc tế học những gì?
4.2. Học luật quốc tế ra làm gì?
Khi mà sinh viên đã tốt nghiệp ngành luật quốc tế, sẽ không khó để có được một công việc ổn định với mức lương cao. Sau khi ra trường, các bạn có thể làm những công việc như sau:
- Làm chuyên gia tư vấn về pháp luật, góp một phần vào việc điều chỉnh những quan hẹ phát sinh giữa các quốc gia và chủ thể trong mọi mặt lĩnh vực thuộc về quốc tế.
- Làm một chuyên viên chuyên về thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư (giải quyết các vấn đề tranh chấp trong thương mại, dân sự, quốc tế, các vấn đề hoạt động trong lĩnh vực thiên về đầu tư nước ngoài và ký kết hợp đồng...