Quấy Rối Tình Dục: “Động Chạm Tí Ti” Không Có Gì Ghê Gớm?
Bộ Quy tắc nhấn mạnh mọi hành vi quấy rối tình dục đều là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải phòng chống và lên án, phải được điều tra xác minh và bị xử lý kịp thời dựa trên mức độ của hành vi đến mức được quy định trong Bộ luật Hình sự (nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự về các tội tương ứng như: tội cưỡng dâm, tội hiếp dâm...
Trong trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự, có thể xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật lao động.
Đáng lưu ý, Bộ quy chế khuyến cáo người sử dụng lao động có thể liên hệ với người quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức công đoàn cơ sở, tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở hoặc đại diện người lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để khuyến nghị xây dựng quy định. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ sẵn sàng hỗ trợ, khuyến khích người sử dụng lao động trong vi 7879;c xây dựng quy định về phòng, chống quấy rối tình dục.
Một chuyên gia Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết trung bình mỗi năm có khoảng 400 vụ án hiếp dâm, 900 vụ án xâm hại tình dục trẻ em (không phân biệt giới tính), nhưng gần như chỉ có những hành vi rất nghiêm trọng như hiếp dâm, cưỡng dâm mới được thể hiện trong dữ liệu của các cơ quan tố tụng. Những hành vi khác như quấy rối tình dục, khiêu dâm, cưỡng ép quan hệ tình dục trong hôn nhân hầu như không được báo cáo. Trong khi nạn quấy rối tình dục diễ n ra một cách âm thầm trong nhà trường, nơi làm việc mà không được báo cáo hay xử lý xác đáng.
Theo vị này, hình thức quấy rối tình dục được phản ánh trong thời gian qua rất đa dạng, bao gồm những lời lẽ tán tỉnh trăng hoa, thô tục, phản văn hóa; những lời lẽ kích dục, nhắn tin bằng điện thoại, đụng chạm thể xác, đề nghị quan hệ tình dục, cưỡng ép quan hệ tình dục. Tuy nhiên hình thức phổ biến nhất là bằng lời nói.
Trong khi đó, nghiên cứu "Thực hiện nghĩa vụ quốc tế nhằm xử lý hiệu quả bạo hành phụ nữ trong khi rà soát Bộ luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự của Việt Nam" do tác giả Eileen Skinnider và TS. Đào Lệ Thu (ĐH Luật Hà Nội) mới được công bố trong tháng 4 vừa qua, khẳng định hiện nay không có quy định về bảo vệ khỏi quấy rối và theo dõi tình dục. Mặc dù Bộ luật Lao động cấm quấy rối tình dục nơi làm việc nhưng không có các nghị định đi kèm, nên quấy rồi tình dục chỉ là cơ sở để nhân viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
"Các biện pháp về hình sự hiện không đủ để giải quyết những hành vi không mong muốn mà phụ nữ đã trải qua. Hiện chỉ có một khía cạnh hẹp về quấy rối tình dục ở nơi làm việc chứ không phải ở nơi công cộng hoặc trong các môi trường khác. Trong khi đó một nghiên cứu gần đây của Liên Hợp Quốc cho thấy tỷ lệ các vụ quấy rồi tình dục ở nơi công cộng rất cao, lên tới 87%"- nghiên cứu của TS. Đào Lệ Thu dẫn chứng.
Bà Thu cho rằng việc sửa đổi Bộ luật Hình sự đang được tiến hành cần xem xét quy định một tội mới là "tội quấy rối tình dục", trong đó có nhiều mức quấy rối tình dục khác nhau, quy định các yếu tố cấu thành để coi đây là một tội phạm hình sự. Bà Thu trích dẫn việc Hội đồng hiệp ước châu Âu định nghĩa: "Quấy rối tình dục là bất kỳ hành vi có tính chất tình dục không mong muốn nào bằng lời nói, không bằng lời nói hoặc bằng hành động với m ục đích hoặc tác động vi phạm phẩm giá của một người, đặc biệt tạo ra môi trường đe dọa, thù địch, xuống cấp, sỉ nhục và vi phạm".
Trả lời PV, TS. Trần Thế Quân - Cục phó Cục pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V19- Bộ Công an) - cũng cho biết đến nay chưa có đánh giá toàn diện về quấy rối tình dục.
Theo ông Trần Thế Quân, quấy rối tình dục có rất nhiều mức độ khác nhau, nếu tới mức như cưỡng bức, hiếp dâm thì được coi là nghiêm trọng và bị xem xét xử lý hình sự. "Tuy nhiên nhìn chung thì nhiều hành vi quấy rối tình dục chưa tới mức tội phạm. Việc hình sự hóa tội quấy rối tình dục cần phải cân nhắc, đánh giá toàn diện thì mới biết được mức độ"- ông Quân nói.
TS. Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) - đặt vấn đề: "Tại sao lại ban hành Bộ Quy tắc để khuyến nghị thực hiện chứ không phải đưa vào nghị định xử phạt vi phạm hành chính về tội quấy rối tình dục? Điều này theo tôi xuất phát từ văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo đức Nho giáo, trong đó quan niệm rằng chuyện đụng chạm qua quýt, nói chuyện, gạ tình giữa nam và nữ khô ;ng có gì ghê gớm cả. Phong tục, tập quán, ý thức của cộng đồng dân cư vẫn là "làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu" thì chuyện có tòm tem, đụng chạm tí ti, không xâm hại cụ thể thì không phải gì ghê gớm. Với tâm thế đó thì không có điều kiện nào để xem quấy rối tình dục như một điều luật để đưa vào thực hiện. Người ta (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã lách bằng cách đưa ra khuyến cáo áp dụng quy tắc, có điều khoản qu 7845;y rối trong công sở, vận dụng ở khu vực doanh nghiệp".
Tuy nhiên, ông Trịnh Hòa Bình cho rằng việc chỉ khuyến cáo áp dụng vào khu vực doanh nghiệp là không thỏa đáng, bởi hiện nay trong các cơ quan nhà nước cũng đầy rẫy hành vi quấy rối tình dục nhưng vì mặc định vị thế cấp trên cấp dưới, lợi ích bổng lộc quá nhiều khiến người ta cúi mọp mình xuống không dám phản kháng.
"Không phải ngẫu nhiên có một thời người ta lại lan truyền câu chuyện vui về "cái điếu ủy ban" đâu. Doanh nghiệp có tính chất linh hoạt, chuyện nhảy việc nhiều hơn, nên quấy rối tính dục ở khu vực này nhẹ hơn nhiều ở khu vực cơ quan công quyền. Thế nên tôi đã phản ứng ngay khi biết thông tin về bộ quy tắc này, bởi họ đã có sự nhầm lẫn về nơi cần phải áp dụng. Có lẽ "nhồi" vào khu vực nhà nước khó quá nên đưa vào khu vực doanh nghiệp làm trước"- ông Bình thẳng th 7855;n.
Quấy rối tình dục hiện nay, theo ông Bình, không còn chỉ là chuyện nam - nữ, cấp trên - cấp dưới như trước đây mà đã phát triển rất đa dạng, trong đó có cả quấy rối với người đồng tính, chuyển giới. "Chính vì thế việc xử phạt những hành vi được cho là quấy rối tình dục cũng là điều không đơn giản chút nào đâu"- ông Bình nhận định.
Bộ Quy tắc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng quấy rối tình dục có thể bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp, hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.
Ngoài ra, quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục, những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.