Dự Thảo Án Lệ Số 19

Án lệ số .../..../AL về tính hợp pháp của Thư ký ghi biên bản phiên họp Đại hội đồng cổ đông không phải là Thư ký của công ty.

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày ... tháng ... năm … và được công bố theo Quyết định số .../QĐ-CA ngày ... tháng ... năm ... của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 8 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ:

Điều lệ, quy chế hoạt động của công ty có quy định thư ký ghi biên bản Đại hội đồng cổ đông là phải là thư ký của công ty nhưng pháp luật không quy định. Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết nhất trí thư ký đại hội không phải là thư ký của doanh nghiệp. Thư ký đại hội đã ghi chép, phản ánh đúng diễn biến của Đại hội, không ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đ 44;ng theo quy định của pháp luật.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, thư ký lập biên bản Đại hội đồng cổ đông được coi là hợp pháp.

Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2005

Từ khóa của án lệ:

“Thư ký”; “người ghi biên bản”, “quyết định của Đại hội đồng cổ đông”.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và lời khai tại Tòa án, các nguyên đơn là ông Nguyễn Hồng H1, bà Nguyễn Thị Đ, bà Lương Thị H2, bà Nguyễn Thị Bích H3, bà Trần Thị Kim L trình bày:

Ngày 28/5/2013, Công ty cổ phần Công nghệ phẩm HP (sau đây viết tắt là Công ty C) tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường (sau đây viết tắt là Đại hội) nhưng vi phạm quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, cụ thể như sau:

1. Về trình tự, thủ tục triệu tập Đại hội:

- Hội đồng quản trị không tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên mà tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường là vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97 Luật Doanh nghiệp; điểm a, b khoản 3 Điều 12 Điều lệ Công ty đó là Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính; ông Ngô Văn Th - Chủ tịch Hội đồng quản trị, bà Lê Thị M thành viên Hội đồng quản trị kết h ợp cùng bà Đặng Thị Hồng H4 chiếm giữ Công ty C trái phép 2 tuần từ ngày 05/12/2011 đến ngày 19/12/2011, cướp phá tài sản tiền, các tài liệu kế toán của công ty.

- Hội đồng quản trị không cho cổ đông được quyền xem xét và tra cứu Danh sách cổ đông: Giấy mời tham dự Đại hội ghi sai họ tên, số lượng cổ phần của một số cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục 06 tháng trở lên. Bà H2, bà Đ và bà Tr có văn bản gửi bà Lê Thị M - thành viên Hội đồng quản trị ký nhận lúc 11 giờ ngày 25/5/2013 tại số 53 phố L với nội dung yêu cầu cung cấp danh sách cổ đông có quyền dự họp và kiến nghị bổ sung c hương trình Đại hội nhưng Hội đồng quản trị không cung cấp, không niêm yết tại Công ty để cho cổ đông xem xét tra cứu, cụ thể là bà Đ, bà H2 bị sai cư trú tại, sai số cổ phần, cổ phần của bà H2 trong sổ cổ đông và giấy chứng nhận, cổ phần là 167, phiếu biểu quyết ghi 167 cổ phần, nhưng thực tế bà H2 chỉ còn 37 cổ phần vì đã chuyển nhượng cho người khác.

- Các cổ đông của Công ty gồm bà Nguyễn Thị Tuyết L, ông Vũ Huy P, ông Bùi Công Đ, ông Nguyễn Đình H5, bà Nguyễn Thị Đ, bà Lương Thị H2 có văn bản kiến nghị bổ sung 5 nội dung vào chương trình Đại hội gồm: nhóm cổ đông đề cử các thành viên giám sát bầu cử, các thành viên ban kiểm phiếu trong Đại hội để đảm bảo tính khách quan và minh bạch; miễn nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Ngô Văn Th,  4;ng Hoàng L, bà Lê Thị M; bỏ nội dung bầu bà Đặng Thị Hồng H4 là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; bỏ nội dung thay đổi ngành kinh doanh áp mã hàng. Các cổ đông không được tham dự Đại hội để biểu quyết; biên bản Đại hội đồng cổ đông ghi Văn bản kiến nghị do ông Ngô Văn Th, Chủ tọa Đại hội từ chối không chấp nhận là trái pháp luật.

- Hội đồng quản trị (người triệu tập Đại hội) chỉ đạo Ban kiểm tra tư cách cổ đông đã ngăn cản không cho cổ đông vào tham dự Đại hội: Các cổ đông đến đúng giờ như thông báo mời họp là 13 giờ 30 phút, nhưng bảo vệ của Công ty Đ và xã hội đen chốt ở cửa ra vào Khách sạn HN, các cửa vào hội trường chính. Khi các cổ đông đăng ký, Ban kiểm tra tư cách cổ đông (không phải người của công ty) không cho vào với lý do đăng ký không đúng hạ ;n như thông báo; yêu cầu chứng minh tư cách cổ đông mới được cấp thẻ ra vào mặc dù các cổ đông đều có tên, có cổ phần trong danh sách cổ đông và những người được ủy quyền của cổ đông khác cũng không được vào. Số cổ đông sở hữu trên 30% tống số cố phần có quyền biểu quyết ở ngoài đợi đến 17 giờ 30 cùng ngày nhưng Đại hội đã kết thúc lúc 16 giờ, các cổ đông được tham dự đã ra về băng cửa sau khách sạn. Như vậy, ô ng Th, bà M, ông L đã vi phạm khoản 5 Điều 101 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty về quy trình, thể thức tiến hành đại hội.

2. Về trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết đinh:

- Trình tự thủ tục ra quyết định: Ban tổ chức không cho các cổ đông vào tham dự, biểu quyết là hành vi vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục khi thông qua các quyết định tại Đại hội, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông.

- Tỷ lệ cổ phần của từng cổ đông khi tham gia biểu quyết thông qua Quyết định của Đại hội: Hội đồng quản trị tự tiến hành với 08 cổ đông chính thức và 08 người đại diện ủy quyền, tỷ lệ sở hữu trên 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, ngăn cản 100 cổ đông chiếm tỷ lệ trên 30% tổng số cổ phần không cho vào dự đại hội để thực hiện việc biểu quyết thông qua các quyết định tại Đại hội là vi phạm Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. V& #236; vậy, các nguyên đơn đề nghị Tòa án hủy bỏ toàn bộ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2013.

Bị đơn là Công ty C do bà Nguyễn Thị Tuyết L trình bày:

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2014/KDTM-ST ngày 20/02/2014, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về hủy bỏ Quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2013 của Công ty C.

Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 21/02/2014, bị đơn là Công ty C có đơn kháng cáo.

Ngày 03/3/2014, các nguyên đơn có đơn kháng cáo.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 79/2014/KDTM-PT ngày 16/5/2014, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn ông Nguyễn Hồng H1, bà Nguyễn Thị Đ, bà Lương Thị H2, bà Nguyễn Thị Bích H3, bà Trần Thị Kim L và kháng cáo của bị đơn là Công ty C, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

Ngày 16/6/2014, các ông Nguyễn Hồng H1, bà Nguyễn Thị Đ, bà Lương Thị H2, bà Nguyễn Thị Bích H3, bà Trần Thị Kim L và bà Nguyễn Thị Tuyết L có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 10/2024/KDTM-KN ngày 12/6/2024, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 79/2014/KDTM-PT ngày 16/5/2014 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm nêu trên và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 02/2014/KDTM -ST ngày 20/02/2014 của Tòa án nhân dân th&# 224;nh phố Hải Phòng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật, với lý do (tóm tắt): Bản án sơ thẩm và bán án phúc thâm đã có vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, kết luận trong bản án không phù hợp các tình tiết khách quan của vụ án, chưa thu thập tài liệu chứng cứ đầy đủ, toàn diện, về sổ đăng ký cổ đông (có 02 Sổ đăng ký cổ đông với số cổ đông khác nhau nhưng chưa đư ợc Tòa án làm rõ; Tòa án hai cấp không điều tra làm rõ để bảo đảm quyền lợi của các cổ đông, không xác minh xem danh sách cổ đông nào là chính xác mà chỉ căn cứ vào Danh sách cổ đông ngày 06/11/2011, để ban hành bản án sơ thẩm và phúc thẩm là chưa đủ căn cứ); bà Đặng Thị Hồng H4 chưa đủ điều kiện để trở thành cổ đông của Công ty C; Hợp đồng số 36 ngày 01/5/2013 về tổ chức sự kiện Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2013 của C 44;ng ty C là vô hiệu ngay từ khi giao kết; bà Trương Thị M làm thư ký là không đúng quy định… Do đó, Biên bản Đại hội đồng cổ đông không có giá trị pháp lý.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao châp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Về quan hệ tranh chấp: Theo đơn khởi kiện và lời khai tại Tòa án, ông Nguyễn Hồng H1, bà Nguyễn Thị Đ, bà Lương Thị H2, bà Nguyễn Thị Bích H3, bà Trần Thị Kim L yêu cầu Tòa án hủy bỏ toàn bộ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2013 của Công ty C. Tòa án cấp sơ thâm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định đây là tranh chấp giữa các thành viên của công ty với công ty theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự, từ đó giải q uyết bằng vụ án kinh doanh, thương mại là không chính xác. Trong trường hợp này, phải xác định quan hệ tranh chấp là “tranh chấp về yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông” theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại) và giải quyết bằng việc kinh doanh, thương mại. Sai sót này của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ án.

[3] Về tư cách cổ đông của bà Đặng Thị Hồng H4: Ngày 05/01/2010 bà Đặng Thị Hồng H4 nhận chuyển nhượng 11.766 cổ phần của ông Lê Phú C và ngày 02/01/2011 nhận chuyển nhượng 2.763 cổ phần của ông Vũ Văn T. Việc chuyển nhượng này đã được bà Nguyễn Thị Tuyết Len (Giám đốc Công ty) và ông Ngô Văn Th - Chủ tịch Hội đồng quản trị ký tên và xác nhận “công ty đang in giấy chứng nhận sở hữu nên công ty sẽ làm giấy chuyển tên sau”; từ ngày 06, 07/01/2011 “bà H4 là cổ đông chính thức của Công ty”, đúng theo quy định tại điểm c khoản 2.2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị. Cổ phần mà bà Đặng Thị Hồng H4 nhận chuyển nhượng lại của ông Lê Phú C và ông Vũ Văn T vào tháng 01/2011 là loại cổ phần được tự do chuyển nhượng vì đã hết thời hạn sau ba năm kể từ ngày Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 3, 5 Điều 87, khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 và điểm c khoản 2 Đ iều 10 Điều lệ Công ty. Do đó, việc chuyển nhượng cổ phần giữa ông C, ông T với bà H4 là hợp pháp. Vê việc đăng ký sở hữu cổ phần của bà H4 với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khoản 4 Điều 86 Luật Doanh nghiệp quy định: “Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó”. Bà H4 nhận chuyển nhượng của ông C, &# 244;ng T số cổ phần chiếm 26,9% tổng số cổ phần của Công ty nên thuộc trường họp phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Do bà Nguyễn Thị Tuyết L giữ con dấu của công ty và không làm văn bản để đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, nên số cổ phần của bà H4 chưa được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không phải lỗi của bà H4. Mặt khác, việc đăng ký này không làm ảnh hư ởng đến quyền sở hữu của cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp: "Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua,.. được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Bà H4 đã được ghi tên vào sổ cổ đông năm 2011, nên đã là cổ đông của Công ty C, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty trình đại hội... bằng phương thức chuyển phát nhanh (có báo phát) đến toàn thể các cổ đông được quyền dự họp theo danh sách. Các nguyên đơn gồm: bà Nguyễn Thị Đ, ông Nguyễn Hồng H1, bà Lương Thị H2 đã nhận được Thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo; bà Nguyễn Thị Tuyết L, bà Nguyễn Thị Bích H3, bà Trần Thị Kim L, Tạ Thị Ng từ chối không nhận nhưng thực tế các cổ đông này đều nắm được n&# 7897;i dung chương trình Đại hội (thể hiện tại kiến nghị bổ sung ngày 22/5/2013 gửi Hội đồng quản trị Công ty) và đều có mặt tại địa điểm tổ chức Đại hội. Hội đồng quản trị Công ty C cũng đã thông báo về Đại hội trên Báo Pháp luật Việt Nam (3 kỳ liên tiếp); đăng tin thông báo về Đại hội trên Đài truyền hình Hải Phòng (ngày 09, 10/5/2013); dán và niêm yết thông báo về Đại hội cùng danh sách cổ đông có quyền dự họp tạỉ Trụ sở Công ty; đăng tin v ề Đại hội cùng các tài liệu kèm theo trên trang thông tin điện tử chúng tôi từ ngày 10/5/2013 (có hợp đồng tên miền và Website do ông Ngô Văn Th - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty C ký với Công ty cổ phần thương mại SL ngày 06/5/2013 trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ký).

[5]  Tại thời điểm làm thủ tục với Ban kiểm tra tư cách cổ đông tham dự Đại hội ngày 28/5/2013, một số cổ đông có tên trong sổ cổ đông đề ngày 27/5/2013 (do bà L cung cấp) đã đăng ký tham dự Đại hội với số cổ phần sở hữu của mình phù hợp với Danh sách cổ đông do Ban tổ chức đại hội lập: ông Nguyễn Đình H5 đã viết tay và ký tên xác nhận sở hữu 2.334 cổ phần như trên Danh sách cổ đông chốt ngày 25/4/2013 dựa trên sổ cổ đông ngày 06/01/2011, mà không phải là 540 cổ phần như trên Sổ cổ đông đề ngày 27/5/2013 do bà L ký; bà Lương Thị H2 ký xác nhận sở hữu 167 cổ phần như trên Danh sách cổ đông chốt ngày 25/4/2013 dựa trên Sổ cổ đông ngày 06/01/2011, mà không phải là 37 cổ phần như trên sổ cổ đông đề ngày 27/5/2013 do bà L cung cấp. Như vậy, Ban tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty C đã thực hiện đúng thủ tục mời, triệu tập Đại hội theo quy định tại khoản 1 Điều 99, Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 3 Điều 16 Điều lệ Công ty.

[6] Kháng nghị cho rằng ông Bùi Công Đ, ông Đặng Tiến D bị giả mạo chữ ký xác nhận trên giấy báo phát của bưu điện là không có cơ sở, bởi lẽ, thông báo mời họp và hồ sơ tham dự đại hội đã được gửi đến địa chỉ thường trú của cổ đông đã đăng ký với Công ty qua bưu điện theo phương thức bảo đảm có giấy báo phát chuyên về theo đúng quy định tại Điều 100 Luật Doanh nghiệp và thực tế các cổ đông này đều có mặt tại & #273;ịa điểm tổ chực Đại hội. Ngoài ra, kháng nghị còn cho rằng “ông Nguyễn Hữu D không ủy quyền cho ông Vũ Xuân T tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2013”. Tuy nhiên, thông báo mời họp và tài liệu họp đều đã được gửi đến đúng địa chỉ của ông D tại xã P, huyện P, tỉnh Hà Tây. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2013, ông Vũ Xuân T đã xuất trình đầy đủ các giấy tờ cần thiết như thông báo mờ ;i họp, giấy ủy quyền của ông D (theo mẫu của Ban tổ chức). Vì vậy, Ban kiểm tra tư cách cổ đông sau khi kiểm tra tư cách cổ đông của ông T thấy ông T có đủ tư cách nên đã để ông T vào tham dự Đại hội là đúng trình tự, thủ tục mà Ban tổ chức Đại hội đề ra.

[8] Về thư ký ghi biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường: Điểm c khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp quy định“ Chủ toạ cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông” nhưng Luật Doanh nghiệp không quy định thư ký Đại hội đồng cổ đông, phải là thư ký của công ty. Điều 27 Điều lệ Công ty C và khoản 2,3 Điều 10 Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị quy định: Hội đồng quản trị chỉ định một Thư k ý Công ty với nhiệm vụ làm biên bản các cuộc họp; Thư ký Công ty làm thư ký cuộc họp Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông. Do đó, việc bà Trương Thị M (nhân viên Công ty Cổ phần truyền thông Q) làm thư ký Đại hội đồng cổ đông bất thường và lập Biên bản Đại hội là chưa đúng với Quy chế nói trên. Tuy nhiên, tại Đại hội, các cổ đông tham dự đã biểu quyết thông qua nhất trí để bà Trương Thị M làm thư ký cho Đại hội. Mặt khác, t hư ký lập Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường cũng chỉ là người ghi chép diễn biến của Đại hội, việc thư ký Đại hội không phải là thư ký của công ty không làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ việc, cũng như không ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 1 Điều 343 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

1. Không chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 10/2024/KDTM-KN ngày 12/6/2024 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

NỘI DUNG ÁN LỆ

[8] Về thư ký ghi biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường: Điểm c khoản 2 Điều 103 Luật Doanh nghiệp quy định“ Chủ toạ cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông” nhưng Luật Doanh nghiệp không quy định thư ký Đại hội đồng cổ đông, phải là thư ký của công ty. Điều 27 Điều lệ Công ty C và khoản 2,3 Điều 10 Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị quy định: Hội đồng quản trị chỉ định một Thư ký ; Công ty với nhiệm vụ làm biên bản các cuộc họp; Thư ký Công ty làm thư ký cuộc họp Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông. Do đó, việc bà Trương Thị M (nhân viên Công ty Cổ phần truyền thông Q) làm thư ký Đại hội đồng cổ đông bất thường và lập Biên bản Đại hội là chưa đúng với Quy chế nói trên. Tuy nhiên, tại Đại hội, các cổ đông tham dự đã biểu quyết thông qua nhất trí để bà Trương Thị M làm thư ký cho Đại hội. Mặt khác, th+ 2; ký lập Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường cũng chỉ là người ghi chép diễn biến của Đại hội, việc thư ký Đại hội không phải là thư ký của công ty không làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ việc, cũng như không ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp.

Next Post Previous Post